Nghiên Cứu Từ Khoá là gì

410 Lượt xem

Nghiên Cứu Từ Khoá là gì

Nghiên Cứu Từ Khoá là giai đoạn không thể thiếu khi thực hiện SEO website. Nếu bộ từ khoá được xác định sai sẽ khiến kết quả tối ưu cuối cùng không được như mong muốn: lượt xem trang tự nhiên thấp, lượng hiển thị và tỷ lệ nhấp chuột thấp, không đem về giá trị chuyển đổi,…

VẬY NGHIÊN CỨU TỪ KHOÁ NHƯ THẾ NÀO?

Google ngày càng thông minh hơn trong việc hiểu những gì mà người dùng tìm kiếm, sự chuyển biến công nghệ này kéo theo sự thay đổi trong cách thức làm SEO nói chung và cách nghiên cứu từ khoá nói riêng.
Và dù có thay đổi ra sao đi nữa thì mấu chốt để có được bộ từ khoá hoàn hảo chính là HIỂU RÕ THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU, bạn có thể đặt và trả lời một số câu hỏi như:
+ Người dùng Google quan tâm đến điều gì? Trong số đó, nhóm
hách hàng mục tiêu của bạn đang hứng thú với chủ đề nào?
+ Có bao nhiêu người thực hiện tìm kiếm?
+ Người dùng mong muốn nhận được thông tin theo cách thức nào?
+ Đối thủ của bạn liệu có đang khai thác những từ/cụm từ này không? Độ cạnh tranh trên thị trường như thế nào?
1. Lên ý tưởng từ khoá
Xác định các từ khoá “hạt giống” liên quan đến lĩnh vực của website. Yêu cầu bạn phải:
+ Hiểu rõ doanh nghiệp đang kinh doanh sản phẩm, dịch vụ gì. Đâu là chủ đề quan trọng cần được khai thác trên website?
+ Đặt mình vào vị trí người dùng đang có nhu cầu tìm kiếm thông tin, lúc này bạn sẽ có xu hướng nhập điều gì vào thanh tìm kiếm Google? Khách hàng muốn gì?
Từ bộ chủ đề hạt giống này, bạn sẽ phát triển thêm những từ/cụm từ có liên quan, có đuôi dài hơn mà bạn nghĩ rằng người dùng sẽ tìm kiếm.
2. Đến trang web đối thủ và tìm hiểu xem những từ khoá nào đang được xếp hạng
Tips: Bạn có thể lên Google và gõ tìm những từ khoá “hạt giống” và xem những ai đang được xếp phía trên. Họ sẽ là đối thủ cạnh tranh của bạn trên SERPs đấy! Bên cạnh đó, bạn cần đến những công cụ hỗ trợ phân tích để hoàn thành tốt hơn.
Như Google Keyword Planner, Ahreft, Semrush, Google Trends, Google suggestion,…
3. Gom nhóm các từ khoá
Nguyên tắc của việc gom nhóm từ khoá là:
+ Tìm ra các từ mang tính bao quát, liên quan và có khả năng đại diện cho những từ khác chi tiết hơn
+ Phân chia thành nhóm các từ khoá chi tiết.
+ Nếu lượng từ khoá lớn, hãy tiếp tục chia nhỏ các nhóm. Ngược lại, bạn có thể gộp chung theo tầng ý nghĩa khái quát hơn đối với nhóm nào có quá ít từ khoá.
Mục đích của việc phân chia và gom nhóm các từ khoá là giúp bạn dễ dàng phân bổ thời gian, theo dõi, quản lý và xây dựng nội dung cho từ khoá.
Tag:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *