Các kênh Marketing Online phổ biến

589 Lượt xem

Content Writer

Các kênh Marketing Online phổ biến 2021

Marketing truyền thống trong tiếp thị thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ không tận dụng các phương pháp gián tiếp, trực tiếp để tiếp cận khách hàng. Các phương pháp này thường rất đơn giản – bạn chỉ cần đầu tư tiền, tiến hành các hành động cụ thể sẽ cho ra được kết quả.

Khi tiến hành chiến dịch Marketing Online, bạn không thể chỉ dựa vào một tài nguyên duy nhất để tạo ra tất cả các kết quả. Mặc dù mỗi kênh Marketing Online này đều có điểm mạnh, nhưng chúng cũng có điểm yếu.

1. Email Marketing – Tiếp thị qua email

Khi doanh nghiệp tiến hành tạo danh sách khách hàng tiềm năng và chiến lược marketing, họ sẽ thu thập những thông tin như số điện thoại, địa chỉ email và cả quyền gửi những thông tin, cập nhật thông qua những email của khách hàng tiềm năng.

Đây là lý do có đến 56% doanh nghiệp nhấn mạnh rằng họ đang lên kế hoạch tăng các hoạt động Marketing Email (số liệu từ năm 2014). Một số ví dụ về các email được gửi đi như:

  • Email xây dựng thương hiệu
  • Email chuyển đổi và bản tin điện tử (newsletter).

2. Pay-Per-Click Advertising (PPC) – Quảng cáo trả cho mỗi lần nhấp

Những kênh quảng cáo online trả phí như quảng cáo PPC sẽ đem về traffic chất lượng trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, phương pháp này được vận hành dựa trên vốn mà bạn bỏ vào.

3. Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

Trên thực tế, có đến 93% người sử dụng internet bắt đầu bằng việc tìm kiếm thông tin trên công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing,..). Mọi người sử dụng những công cụ này để tra cứu thông tin thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ.

  • Nghiên cứu từ khóa
  • Tận dụng việc tối ưu hóa on-page và off-page
  • Xây dựng các liên kết tự nhiên và các hoạt động xây dựng nội dung liên quan khác.

4. Display Advertising – Quảng cáo hiển thị

Có nhiều người thường xuyên truy cập các blog, diễn đàn và những trang web thú vị hoặc hữu ích. Chúng ta có thể tiếp cận với khách hàng tiềm năng bằng cách đặt các quảng cáo hiển thị có liên quan trên các trang web thứ ba.

5. Social Media Marketing (SMM) – Tiếp thị truyền thông xã hội

Social Media Marketing là một trong những điều phi thường nhất xảy ra trong lĩnh vực kỹ thuật số. Các chủ doanh nghiệp, những marketer có thể tận dụng những phương tiện truyền thông này để nâng cao nhận thức thương hiệu cho các sản phẩm và dịch vụ của họ

6. Content Marketing – Tiếp thị nội dung

Content tốt, chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu khách hàng thì trang web của bạn sẽ thu được lượng inbound traffic lớn – từ những đối tượng khách hàng đã target, những người mà sau này rất có thể sẽ trở thành khách hàng của bạn. Đầu tư vào content chưa và sẽ không bao giờ là đầu tư không lời.

7. Affiliate Marketing – Tiếp thị liên kết

Nếu bạn cần tiếp cận đối tượng rộng, mang tính toàn cầu; bạn sẽ cần đến nhà tiếp thị liên kết. Affiliate Marketers. Bạn sẽ không cần phải thuê những người này ở những đất nước mà bạn muốn đưa sản phẩm tới.

8. PR Online – Quan hệ công chúng trực tuyến

Nói chung, PR online có thể xem như là một phần của Content Marketing. Nguyên tắc chính của loại hình này đều là xây dựng nội dung quảng cáo để sử dụng trong các hoạt động tiếp thị.

Tag:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *