Công việc của Digital Marketing

459 Lượt xem

Content Writer

Công việc của Digital Marketing

Trong nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay có rất nhiều người đang quan tâm, muốn tìm hiểu về ngành Digital Marketing bởi sự mới lạ, hấp dẫn của ngành nghề này. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi tìm hiểu xem công việc của Digital Marketing cần phải làm là gì nhé!

1. Tìm hiểu về nghề Digital Marketing

Digital Marketing có thể hiểu là người làm marketing với tất cả các công việc từ xây dựng kịch bản, lên kế hoạch chiến dịch, thực hiện và đo lường kết quả của các chiến dịch Marketing. Tất cả những công việc trên đều sẽ được thực hiện trong môi trường số. Nói theo cách khác, nghề Digital Marketing chính là vận dụng công nghệ cùng các thiết bị kỹ thuật số hiện đại để làm Marketing.

Trong thời đại kinh tế hiện nay, khi mà con người đã coi Google làm kim chỉ nam cho hành động mua của mình, Digital Marketing đã trở thành chiếc chìa khóa vạn năng giúp bạn tiếp thị sản phẩm đến mọi người cũng như phát triển thương hiệu. Các hành vi tìm kiếm thông tin khách hàng như địa chỉ mua hàng, mẫu mã mới, các review về sản phẩm, trao đổi cùng bạn bè về một sản phẩm nào đó đều tập trung rất nhiều đến Internet.

Những công việc của Digital Marketing đều được thực hiện trong môi trường kỹ thuật số, dùng những công cụ kỹ thuật số và tương tác cùng khách hàng. Một số công cụ Digital Marketing phổ biến được nhiều Marketer chuyên nghiệp sử dụng như: SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), SEM (quảng cáo trên công cụ tìm kiếm), Social Media (tiếp thị qua mạng xã hội như FB, Twitter, Instagram,…), Online PR (PR trực tuyến), Online Advertising (quảng cáo trực tuyến), Mobile Marketing (tiếp thị thông điện thoại thông minh), Email Marketing (tiếp thị qua email),…

Thông qua các công cụ đo lường ở trên, Digital Marketer cần phải tìm ra điểm yếu, phương án để cải thiện hiệu suất trên những kênh này. Tùy thuộc vào từng công ty mà Digital Marketer có thể chịu trách nhiệm cho toàn bộ chiến lược Digital hay chỉ tập trung vào một thứ mà thôi.

2. Công việc của một Digital Marketing là gì?

Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thì Digital Marketing chính là điều mà nhiều công ty, doanh nghiệp lựa chọn. Nhờ vào đó mà những ai yêu thích lĩnh vực Digital Marketing cũng đã có thêm nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn. Sau đây chính là những công việc của Digital Marketing tại các công ty mà chúng tôi muốn thông tin đến các bạn.

2.1. Tìm kiếm, phân tích nhu cầu khách hàng

Đầu tiên, một Digital Marketing cần phải nắm được rõ đối tượng khách hàng của mình là ai. Các Marketer sẽ phải thu thập và phân tích các thông tin về thị trường, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh hay xu hướng tiêu thụ của người tiêu dùng,… Qua đó có thể hoạch định kế hoạch, phân tích và triển khai ý tưởng, mục tiêu cần đạt được.

Những người đảm nhận công việc của Digital Marketing cần phải có tư duy, tầm nhìn rộng và biết phân công nhiệm vụ hợp lý, đem lại hiệu quả cao; cần lên được kế hoạch bài bản và chuyên nghiệp để có thể ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.

2.2. Làm việc trên các công cụ

Nhóm kỹ thuật thường được chia làm nhiều loại tùy vào loại sản phẩm, kênh triển khai công việc của Digital Marketing có thể bao gồm:

  • SEO: Làm việc ở mảng này cần có các kiến thức về Search engine (Google), Top, Ranking, Keywords, Traffic,…. và cần tìm cách thu hút người dùng thông qua Search engine. Ngoài ra còn có thể là chăm sóc blog, tạo nick trên các forum và đặt link trên các website hỗn tạp.
  • Producer và Designer: design để ra những sản phẩm Ditgital (Website, Mobile apps, Video, Game, Banner,…). Dùng những phần mềm thiết kế (Photoshop, Autocad, Illustrator,…) để trang trí trang web, nội dung các bài viết,….
  • Paid media: Đọc, phân tích và báo cáo những số liệu website thông qua về các số liệu của website qua Alexa, Google analytics, …. liên hệ với phía Google, Forum, Website, Facebook,… để đặt quảng cáo và xác định được hiệu quả, chi phí tiết kiệm khi chạy Adwords.

2.3. Bán hàng chuyển đổi

Một trong những công việc của Digital Marketing thì Account chính là vị trí rất phù hợp với những ai thích giao tiếp, khéo léo trong ứng xử và năng động. Bởi vì vị trí này đòi hỏi bạn cần phải trao đổi, chốt sale với các khách hàng theo cách gián tiếp qua các kênh như Facebook, Website, Email,… cũng như tiếp xúc trực tiếp cùng với các khách hàng. Nhiệm vụ quan trọng nhất của các Marketer là phải tiếp cận được khách hàng, khiến họ thấy hài lòng với sản phẩm của doanh nghiệp.

2.4. Định vị thương hiệu

Dù làm làm công việc Digital Marketing nói riêng hay là hoạt động sản xuất – Kinh doanh nói chung thì đều phải định vị được thương hiệu ngay từ khi thăm dò thị trường. Bởi vì một doanh nghiệp có thương hiệu sẽ tạo ra lợi thế lớn hơn rất nhiều trên thương trường, tạo động lực để doanh nghiệp đó phát triển.

Chính vì vậy, công việc của Digital Marketing luôn phải gắn liền với trách nhiệm đưa thương hiệu doanh nghiệp đến với người tiêu dùng, trong đó bao gồm cả văn hóa doanh nghiệp, hình thành đội ngũ bán hàng, tạo ra bản sắc để nâng cao giá trị logo, phong cách đặc trưng của doanh nghiệp trên những kênh kỹ thuật số.

3. Các vị trí công việc phổ biến trong ngành Digital Marketing

Với một số lượng công việc cần làm như trên, bạn có thể lựa chọn công việc gì trong ngành Digital Marketing? Sau đây là một số vị trí công việc phổ biến trong ngành Digital Marketing mà bạn có thể tham khảo, cụ thể:

– SEO Manager:

Đây là vị trí mà bạn cần phát huy được các kỹ năng của một chuyên gia SEO, qua đó điều hướng nội dụng và cải thiện được content của doanh nghiệp trên những nền tảng Digital. Đầu vào bạn cần định hướng người sáng tạo nội dung để nắm đúng mục tiêu và insight khách hàng. Qua đó performance của doanh nghiệp trên Google và social media cũng sẽ được cải thiện, nâng cao hơn.

– Social Media Manager:

Một quản lý Social Media sẽ phải tập trung lên lịch đăng, tạo những bài post, giám sát những bài đăng này trên social media. Nếu như bạn để ý thì sẽ luôn có sự giao nhau giữa những vị trí để tạo ra một chiến lược Digital Marketing tổng thể.

– Content Marketing Specialist:

Là người sáng tạo nội dung, lên kế hoạch hay các chiến lược đảm bảo lượng traffic và thứ hạng Google của doanh nghiệp tăng lên. Cần phải biết lên kế hoạch nội dung cho doanh nghiệp như các video, blog hay là social media. Đồng thời, bạn cũng có thể kết hợp cùng với SEO Manager để đưa ra bộ từ khóa có hiệu quả nhất cho content.

– Digital Marketing Manager:

Quản lý Digital Marketing cần phải giám sát việc phát triển chiến lược nội dung, chiến dịch Marketing. Công việc này sẽ liên quan đến độ nhận diện thương hiệu, điều hướng traffic thu hút khách hàng mới. Bạn cần phải liên tục cập nhật những yếu tố công nghệ nhằm tối ưu hóa chiến dịch digital marketing, phân tích công việc marketing đã thực hiện được nhằm theo dõi, đánh giá kết quả chiến dịch.

– Automation Coordinator:

Đây là vị trí làm việc thiên về công nghệ nhiều hơn, cần làm việc với hiệu quả và kết quả của các chiến dịch marketing. Theo đó, bạn sẽ phải tiếp xúc cùng với các phần mềm tốt nhất nhằm nghiên cứu, tìm kiếm hành vi quan trọng của các khách hàng. Bạn cũng sẽ phải tham gia vào quá trình đo lường, thống kê khi theo dõi hiệu hiệu suất của chiến dịch.

Tóm lại, công việc của Digital Marketing không đơn giản chỉ là cung cấp thông tin sản phẩm, doanh nghiệp đến với các khách hàng. Vì vậy, nếu muốn dấn thân vào ngành Digital Marketing thì bạn cần phải nhanh nhạy với những thay đổi để hình thành được tư duy cầu tiến. Nếu muốn nắm rõ hơn các quy luật, công việc cụ thể của một Digital Marketing thì bạn nên học tập, tham gia các hội thảo Digital Marketing để tìm được hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

 

Tag:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *