Sự khác biệt giữa Client và Agency

681 Lượt xem

Content Writer

 Sự khác biệt giữa Client và Agency

Client là gì? “Tôi nên theo con đường Agency hay Client?” Đây là một trong những bài toán “khó giải” nhất đối với các bạn sinh viên theo đuổi con đường Marketing hiện nay. Mỗi loại hình công ty sẽ có những đặc thù công việc, quy trình làm việc và văn hóa môi trường rất khác nhau. Vậy bạn hiểu Client là gì? Và đâu sẽ là con đường phù hợp với bạn?

Client là gì?

Client là các công ty sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ (Unilever, P&G, Coca-Cola, Uber…). Các công ty này đi thuê/mua các dịch vụ Marketing từ Agency, ra yêu cầu, đánh giá chất lượng các ý tưởng và kiểm soát quá trình thực thi và kết quả của chiến dịch.

Trong loạt bài viết năm 2012, tôi có đưa ra một định nghĩa: “client làm nhiều việc cho một người, agency làm một việc cho nhiều người”

Định nghĩa này tuy dễ hình dung nhưng rất giống kiểu thầy-bói-xem-voi, khiến vài bạn có định kiến:

“Client mới làm chiến lược, agency chỉ làm thực thi.”

“Client làm dài hạn và bao quát, agency làm ngắn hạn và tiểu tiết.”

Nói ngắn gọn, client tập trung vào “share of left-brain” (thị phần của lý trí)
Dân trong ngành hay nói đùa dân client là max-não-trái (quá logic, thậm chí Unilever từng phải phát động một chiến dịch trong nội bộ mang tên là Less Logic, More Magic)

Vậy agency làm gì?

Agency là gì? Agency là người thấu hiểu bản chất và thách thức kinh doanh của client, từ đó kết hợp với sự thấu hiểu hành vi và suy nghĩ của người tiêu dùng, để làm nên những giải pháp sáng tạo hỗ trợ client tăng trưởng kinh doanh.”

Đối với công ty agency, thì sự chuyên chính và tập trung (focus) là điều được trân trọng: khi bạn làm tại agency tức là bạn làm “một việc cho nhiều người”. Việc đó có thể là tư vấn thương hiệu, sáng tạo quảng cáo, tổ chức sự kiện hay tiếp thị kỹ thuật số …việc đó phải có giá trị với khách hàng và tiêu chuẩn các dịch vụ của bạn thật sự cao. Với agency thì câu “một nghề cho chín còn hơn chín nghề” áp dụng rất chính xác.
Người làm ở agency sẽ rất chuyên chính vào nghiệp vụ (expertise) của mình – và khách hàng cũng trân trọng sự chuyên chính đó. Vì chỉ riêng trong một chuyên môn thì bạn đã có rất nhiều thứ để làm: làm tốt nhất những điều mình đang có, luôn phải cập nhật những thông tin và xu hướng mới nhất của thị trường và người tiêu dùng, trau dồi kiến thức và ý tưởng… Có những tập đoàn/công ty quảng cáo rất nổi tiếng – và họ chỉ làm một hay một số việc

Ví dụ: Leo Burnett chỉ tập trung làm về thương hiệu & quảng cáo sáng tạo (brand, branding & advertising) – Cowan chỉ tập trung vào thiết kế bao bì (packaging design) … Nên hầu như khái niệm “full-services agency” (công ty cung cấp đầy đủ dịch vụ) là rất khó tồn tại – trừ những nhóm công ty “cùng họ” như “họ hàng” Ogilvy & Mather: có O&M là về advertising, Ogilvy PR (đã sáp nhập với T&A thành T&A Ogilvy) là về PR & Event, Ogilvy Action về Activation, Ogilvy One (đã mua lại Who Digital) …

Và thật sự với một chiến dịch truyền thông trị giá hàng tỷ đồng (40,000 USD – khoảng hơn 800 triệu, là mức giá làm TVC của các tập đoàn quảng cáo hàng đầu tại Việt Nam) thì doanh nghiệp khách hàng có thể nhận lại những lợi ích vượt trội hơn rất nhiều (số lượng bán hàng và lợi nhuận tăng lên nhiều) còn agency thì chỉ là chi phí dịch vụ và những showcase trong hồ sơ năng lực. Việc bạn làm gì trong ngành marketing phụ thuộc phần nhiều vào bạn làm tại loại công ty và phân ngành nào? Từ đó bạn sẽ quyết định bạn phải “học marketing” ra sao.

Agency bán gì?

Agency tồn tại vì chúng ta có thể tạo ra ý tưởng và cái mà khách hàng chúng ta bỏ tiền ra mua cũng là ý tưởng. Nhưng liệu có bao giờ chúng ta, những người làm việc trong ngành quảng cáo sáng tạo trả lời cho mình câu hỏi: “ý tưởng là gì?” hay “ý tưởng sáng tạo trong quảng cáo là gì?”.

Và đây chính là định nghĩa mà theo tôi là đơn giản nhất nhưng cũng đầy đủ nhất về ý tưởng trong quảng cáo của Sir Hegarty:

Khách hàng chúng ta, nhãn hàng của họ có một vài điều muốn nói đến công chúng của họ. Đa phần đó là thông tin thô và kém hấp dẫn. Hãy đánh răng mỗi tối. Mì gói của tôi có thêm chất DHA. Thương hiệu của tôi rất trẻ trung. Đa phần đó là những thông tin không ai muốn nghe và nếu có nói ra thì chẳng ai chú ý.

Và vì vậy, họ cần có công ty quảng cáo để chuyển hoá nó thành một dạng nội dung khác mà người ta thích thú, chấp nhận ngồi nghe. Nội dung đó có thể là một mẫu quảng cáo báo, tivi hay một website, chương trình truyền hình, sự kiện…

Và dù có nằm ở dạng nội dung nào đi nữa, nó vẫn phải đảm bảo được 3 mục tiêu là làm cho người ta hiểu (educate), người ta thích thú (entertain) và người ta hành động cùng thông điệp đó (engage).

Một tấm hình khá tiêu biểu cho sự khác biệt này:

Những người làm Agency là những người thuyết phục bằng sáng tạo, thấu hiểu bản chất và thách thức kinh doanh của client, từ đó kết hợp với sự thấu hiểu hành vi và suy nghĩ của người tiêu dùng, để làm nên những giải pháp sáng tạo hỗ trợ client tăng trưởng kinh doanh. Nhắc đến Agency là nhắc đến tính sáng tạo, chính vì vậy mà team Agency luôn được coi là Hội-não-phải. Dave Trott, huyền thoại quảng cáo Anh quốc, từng chia sẻ một trong những điều  client cần agency nhất là khả năng “nghĩ như người bình thường”.

Tag:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *