Nội dung
- Xu hướng Marketing du lịch năm 2022
- 1. Marketing du lịch là gì?
- 2. Top 5 Xu hướng Marketing du lịch năm 2020 nổi bật nhất vừa qua
- 3. Tăng cường sự trải nghiệm cá nhân hoá
- 4. Công nghệ 4.0 kết nối với IOT (Internet of Things)
- 5. Khuyến khích các khách hàng chia sẻ – phản hồi về dịch vụ
- 6 Lời kết từ bài sưu tầm của Bang Chủ kenhmarketing.com
Xu hướng Marketing du lịch năm 2022
Có thể nói 2020 là năm hạn của ngành du lịch nhưng Ai biết được năm 2022 thì Xu hướng Marketing du lịch năm 2022 ra sao nào cùng Bang chủ Kenhmarketing.com tìm hiểu xu thế này nhe Marketing du lịch bao gồm các công việc, hoạt động có liên quan chuyên sâu về ngành du lịch, trong đó thường gồm cả việc lên mục tiêu, lập kế hoạch và triển khai thực hiện những chương trình quảng cáo, tiếp thị dịch vụ, sản phẩm và quảng bá thương hiệu. Tất cả các hoạt động kể trên đều hướng đến mục tiêu giúp thúc đẩy các hoạt động du lịch, tăng trưởng mức doanh số bán hàng của công ty, doanh nghiệp về du lịch. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem “Xu hướng Marketing du lịch năm 2022” gồm những gì ngay trong bài viết sau đây nào.
1. Marketing du lịch là gì?
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) ở hội thảo Ottawa thì tiếp thị du lịch, marketing du lịch chính là “triết lý quản lý dựa theo nhu cầu của phía khách hàng, có thể thông qua các nghiên cứu, dự báo và lựa chọn những sản phẩm/ dịch vụ du lịch sao cho phù hợp với mục đích của tổ chức, sự hài lòng của khách hàng”.
Còn theo Paynter (1993), “marketing du lịch là quy trình có hệ thống gồm có mục tiêu tiếp thị, các chiến lược, lịch trình, phương tiện để tiếp thị, tập trung vào một phân khúc thị trường cụ thể cũng như dựa trên lợi tức đầu tư đáng kể”.
Tóm lại, có thể hiểu một cách đơn giản thì marketing du lịch chính là hệ thống các hoạt động từ nghiên cứu phân tích, đánh giá, lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ du lịch,… để thỏa mãn nhu cầu nào đó của khách hàng đồng thời đạt được mục tiêu của những tổ chức, doanh nghiệp.
2. Top 5 Xu hướng Marketing du lịch năm 2020 nổi bật nhất vừa qua
2.1. Tối ưu Visual Content Marketing
Tâm lý chung của người xem chính là dễ dàng bị cuốn hút bởi các hình ảnh đẹp và video hay, nó thu hút được lượng lớn người tiếp cận hơn so với dạng văn bản thông thường.
Tất nhiên du lịch cũng không ngoại lệ, các hình ảnh hay thước phim về những điểm đến, những chuyến đi hay các hoạt động vui chơi cùng những món ăn đặc sản,… mà mỗi du khách lưu lại trong hành trình, được họ đăng tải và chia sẻ sẽ giúp bạn có thể tiếp cận được lượng khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng.
Hiện nay, có khá nhiều công ty du lịch đã đưa Visual Content Marketing lên được tầm cao mới bằng cách cho du khách trải nghiệm những điểm đến bằng VR (Công nghệ thực tế ảo).
Nếu như nội dụng mà bạn xây dựng càng sinh động, càng chân thực bao nhiêu thì các khách hàng sẽ dễ dàng bị cuốn hút và tò mò bấy nhiêu. Khi khách hàng càng tò mò thì họ sẽ tìm hiểu, muốn biết được điểm đến du lịch đó có được như những gì mà họ đã được xem hay không và muốn tìm đến đó để trải nghiệm.
2.2. Đặt chỗ trực truyến
Nhờ sự bùng nổ của khoa học và công nghệ, sự phổ biến của internet và smartphone khi chúng dần trở thành những vật dụng bất ly thân với con người. Chính vì vậy mà dịch vụ đặt chỗ trực tuyến đã, đang và sẽ dần trở thành xu hướng được các khách du lịch hướng tới trong những khi lên lịch trình cho kỳ nghỉ của mình.
Theo các thống kê cho thấy, hiện đã có hơn 80% đơn đặt phòng được thực hiện trên hệ thống website của các đơn vị lữ hành, trong đó có hơn một nửa số giao dịch thành công thực hiện trên smartphone. Thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng, đó chính là những điểm cộng đầy tiện ích mà đặt chỗ trực tiếp khiến cho trải nghiệm của khách hàng dần trở nên tuyệt vời hơn bao giờ hết.
Cũng qua đây, các đơn vị lữ hành cần lưu ý khi thiết kế website du lịch phải đảm bảo được các yếu tố liên quan đến thẩm mỹ của giao diện, nội dung và độ tương thích, tính đơn giản và thanh toán nhanh chóng giúp khách hàng có ấn tượng tốt nhất khi trải nghiệm dịch vụ của công ty.
3. Tăng cường sự trải nghiệm cá nhân hoá
Nếu như muốn thành công và tạo được tiếng vang trong thị trường du lịch đầy cạnh tranh này, các doanh nghiệp cần phải thấu hiểu được tâm lý của khách hàng thì mới có thể cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất đến khách hàng, qua đó khiến họ cảm thấy hài lòng, thỏa mãn và muốn quay lại trải nghiệm dịch vụ tiếp.
Việc dựa trên các thói quen, hành vi tiêu dùng và những đặc điểm của từng phân khúc khách hàng khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp biết được khách hàng thực sự muốn gì. Thông qua các khảo sát, minigame thì doanh nghiệp cũng có thể tìm hiểu sâu hơn về nhu cầu khách hàng, từ đó có thể đưa ra các kế hoạch Marketing phù hợp nhất để tiếp cận được khách hàng hiệu quả.
Ví dụ như với khu nghỉ mát Mũi Né thì cơ sở khách hàng của họ phần lớn là những người trẻ tuổi; do đó, doanh nghiệp có thể cân nhắc việc tổ chức các lễ hội âm nhạc với những ngôi sao nhạc Pop, Rock hay Hiphop nổi tiếng để thu hút thêm khách hàng đến đây du lịch. Cải thiện trải nghiệm du lịch của khách hàng thông qua cá nhân hóa cũng giúp cho doanh nghiệp du lịch bán được nhiều hàng hơn thông qua sự trung thành, truyền miệng của các khách hàng.
4. Công nghệ 4.0 kết nối với IOT (Internet of Things)
Trong thời gian đến một nơi du lịch đầy xa lạ, khách du lịch có thể nhanh chóng xác định được vị trí và tìm kiếm thông tin về mọi thứ nhanh chóng chỉ từ một chiếc điện thoại thông minh một cách dễ dàng.
Hiện nay, các công cụ marketing tại những địa điểm công cộng như wifi marketing sẽ giúp bạn thu thập được các dữ liệu về thói quen của du khách, phản ứng của họ như thế nào với những địa điểm tham quan và qua đó có thể xác định được nhu cầu để tối ưu hóa trải nghiệm của các khách du lịch.
Hiện nay, những công ty phát triển ứng dụng IoT đang áp dụng công nghệ này vào việc xay dựng ứng dụng có tính cạnh tranh cao để giúp bạn kết nối với những thiết bị khác nhau trong chuyến đi của mình.
Dù có bay nối chuyến hay thay đổi chuyến bay đơn giản, các khách hàng vẫn sẽ nhận được thông báo về thời gian thực tế cùng trạng thái của chuyến bay. Điều này sẽ hỗ trợ và hướng dẫn khách du lịch đến cổng phù hợp ở sân bay, cách lên máy bay cũng như hoàn thành thủ tục an ninh nhanh chóng,….
5. Khuyến khích các khách hàng chia sẻ – phản hồi về dịch vụ
“Trăm nghe không bằng một thấy và trăm thấy không bằng một lần được trải nghiệm”, vì thế nên các thông tin từ phía công ty, dịch vụ du lịch cung cấp chỉ là những thông tin một chiều, chưa thể nào lấy trọn được niềm tin tuyệt đối từ các du khách được. Họ thường tin vào các đánh giá, review từ các trải nghiệm của những khách hàng đi trước đã từng sử dụng dịch vụ của các bạn.
Công ty có thể khuyến khích, đưa ra các món quà hấp dẫn cho những khchs hàng đến sử dụng dịch vụ của các bạn, ưu ái dành các lời đánh giá tốt, công tâm về chất lượng dịch vụ mà bạn cung cấp. Ngoài ra, để có thể thu hút được nhiều khách du lịch cùng các đánh giá cao trên bảng xếp hạng cũng còn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng cùng với thái độ phục vụ của bạn nữa.
Dịch vụ mà bạn cung cấp đến các khách hàng cần phải chuyên nghiệp và xứng tầm với lời khen của các khách hàng thì mới có thể thu hút khách hàng đến trải nghiệm và quay lại.
6 Lời kết từ bài sưu tầm của Bang Chủ kenhmarketing.com
Trên đây chính là 5 xu hướng Marketing du lịch năm 2022 được nhiều công ty du lịch hướng tới giữa tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến nhiều khách hàng lo sợ. Qua những xu hướng marketing du lịch trên thì chắc chắn rằng, du lịch của Việt Nam sẽ ngày một phát triển vững mạnh hơn, thu hút thêm nhiều du khách đến với Việt Nam.
Bài viết liên quan
Thái Dương Limousine
Nạn review giả trên Google Maps
Xu hướng du lịch 2025
Kế Hoạch Triển Khai Seeding 2024
Chiến lược marketing của taxi Xanh SM – Tập đoàn Vingroup
Cách đăng ký tài khoản Zalo Business cho trang cá nhân