Giải pháp Marketing ngành giáo dục

590 Lượt xem

Content Writer

Giải pháp Marketing ngành giáo dục

Marketing cho ngàng giáo dục không còn là con đường trải đầy hoa hồng nữa. Hiện nay do sự xuất hiện nhan nhãn của các quảng cáo thì khách hàng gần như đã trơ mặt cùng với những thứ được gọi là quảng cáo. Vậy phương hướng, giải pháp Marketing ngành giáo dục nào có thể thực hiện được hiện nay, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

1. Tìm điểm nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh

Dù giáo dục và đào tạo là ngành đặc thù khá khô khan, nhưng để có thể thu hút và đảm bảo được số lượng học viên đăng ký thì doanh nghiệp cần có cho mình những đặc điểm nổi bật thu hút hơn, tách biệt so với vô số đối thủ cạnh tranh ngoài khi đang muốn “xâu xé” miếng bánh thị phần. Điều này đòi hỏi ở doanh nghiệp mỗi chương trình, nội dung của khóa học được chia sẻ phải thực sự phong phú và đa dạng, nó phải mang tính cạnh tranh cao và quan trọng hơn là giải quyết được chính xác những nhu cầu mà đối tượng học viên đang cần.

2. Cần xác định được nhóm khách hàng chính

Với bất cứ mô hình kinh doanh nào, đặc biệt hơn hết là các doanh nghiệp dịch vụ, khách hàng chính là những người quan trọng nhất, có sự ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp. Kinh doanh ngành giáp dục và đào tạo cũng như vậy, nó đòi hỏi mối quan hệ cần có sự tương tác cao với các khách hàng. Không chỉ quản lý, phân loại các học viên của mình mà còn phải nắm bắt được thói quen, sở thích và nhu cầu,… của nhóm khách hàng mục tiêu đến với doanh nghiệp của mình.

Marketing ngành giáo dục tức xe đưa đón học sinh thường hướng đến nhóm khách hàng chính là người học không phải là người trả tiền như học sinh mầm non, cấp 1 và cấp 2. Đối tượng được nhắm đến ở đây chính là phụ huynh, cha mẹ của nhóm học sinh này, những người có khả năng chi trả còn nội dung nhắm đến là các em học sinh. Hoặc khách hàng của doanh nghiệp là người học và cũng là người trả tiền, đối tượng thường là các sinh viên, nhân viên văn phong thì doanh nghiệp sẽ phù hợp với những khóa học đào tạo kỹ năng, NLP hay đào tạo chuyên sâu.

Hơn thế nữa, với lĩnh vực giáp dục thì quy trình chăm sóc khách hàng cần được xây dựng dài hơn hơn rất nhiều so với những lĩnh vực khác. Có một số sản phẩm giáo dục đòi hỏi cần “educate” người dùng thì mới có thể hiểu được như NLP, Marketing Automation, Dashboard,….

3. Tối ưu hóa điểm chạm

Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ cấu trúc thị trường, qua đó biết đâu là “điểm chạm” phù hợp cho loại hình kinh doanh, khách hàng mục tiêu của mình. Qua đó mới có thể đưa ra chiến lược hợp lý cho từng loại kênh. Đứng dưới góc nhìn khi vận hành các trung tâm giáo dục, không phải chỉ cần thu hút được nhiều học viên đăng ký mà còn cần phải thuyết phục được bậc phụ huynh (đối tượng chi trả) tin tưởng, hiểu được giá trị mà doanh nghiệp của bạn đem lại.

Điểm chạm đầu tiên cũng chính là yếu tố then chốt có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ ở đây là người trực tiếp đào tạo. Có khá nhiều doanh nghiệp hiện đang áp dụng mô hình học thử, vì vậy mà tiêu chuẩn tuyển dụng các giảng viên cần phải được chú trọng hơn.

Ngoài các kiến thức, bài học được chi sẻ khi ở trên lớp, có khá nhiều học viên thường ở trong xu hướng “tự bơi” trong những kiến thức tràn lan trên internet, họ không quan tâm các kiến thức đó đã được kiểm chứng chưa, có phù hợp với cấp độ học hiện tại không. Vì thế bạn cần phải chú ý đến các “điểm chạm” trên Digital trong ngành giáo dục. Xây dựng được một hệ thống niềm tin cho khách hàng thông qua các kênh online như: Channel YouTube, Website, Forum, Blog tin tức,…. kết hợp với những hoạt động offline Marketing.

4. Phễu Marketing Automation

Phễu Marketing Automation cho ngành giáo dục là quá trình thu thập, nuôi dưỡng và chuyển đổi từ Lead thành Paid Customer. Trong lĩnh vực giáo dục thì quá trình này được áp dụng bằng cách kết hợp hình thức chạy quảng cáo cùng nuôi dưỡng thông qua Email Automation. Tuy nhiên, khi mà giá quảng cáo đang ngày càng tăng nhưng hiệu quả lại không cao như mong muốn thì đó quả là điều khá khó khăn cho các doanh nghiệp.

Trong năm 2013 – 2014, quảng cáo Facebook và Google mới nở rộ, việc chạy quảng cáo trực tiếp trên các trang thông tin này rất hiệu quả. Nó mang lại nhiều khách hàng tiềm năng với tỷ lệ chuyển đổi rất cao. Nhưng do sự phổ biến của việc chạy quảng cáo trong các năm gần đây, hầu hết ai cũng có thể chạy quảng cáo thì sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn.

Hơn thế nữa, do sự tối ưu của Facebook, nền tảng này luôn biết được đối tượng nào đang quan tâm những gì. Vì thế, khi một đối tượng đang quan tâm đến tiếng Anh thì hiển nhiên Facebook sẽ chiếu các quảng cáo liên quan đến những trung tâm Anh Ngữ cho các đối tượng này. Dù cho quảng cáo của bạn có xuất hiện trước những đối tượng tiềm năng thì những đối tượng này vẫn cần có sự cân nhắc lớn vì họ cũng đã tiếp cận với các quảng cáo của các trung tâm tương tự khác.

5. Xây dựng chuỗi Email Marketing

Một chuỗi email giới thiệu sẽ bao gồm:

  • Email giới thiệu doanh nghiệp
  • Email giới thiệu sản phẩm A, B hay C của doanh nghiệp.
  • Email nhắc nhở đăng ký sales – off, hay email chúc mừng sinh nhật.

Trong các email này luôn được chèn thêm link, button có chứa đường link tới landipage hay website. Ở landipage, website có gắn google analytics, code tracking hay facebook pixel để có thể đo lường, đánh giá được các hoạt động. Đơn cử là Mautic – Một phần mềm Marketing Automation, Mautic tracking những hành động của khách hàng rất ổn như: mở email, click vào link nào, tracking hàng loạt activites của khách hàng. Khi đã tiếp cận và tiến hành nuôi dưỡng thì việc chuyển đổi luôn là yếu tố hàng đầu mà doanh nghiệp quan tâm. Càng hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng, sale tư vấn sẽ dễ dàng tiếp cận và bán được hàng tốt hơn.

Với những chức năng tại Mautic, có thể tối ưu hoạt động chuyển đổi trong chiến lược marketing ngành giáo dục với:

  • Lead scoring: chấm điểm hành vi tương tác của họ qua hành động mở email hay click link nào về mail. Khi khách hàng đã có đủ số điểm lớn không còn lạnh mà chuyển qua ấm và nóng. Hệ số tương tác đủ lớn thì mới chuyển qua sale rồi tuyển sinh mà không đưa ngay.
  • Email cá nhân hóa: Việc cá nhân hóa các tiêu đề, nội dung email, tên người nhận,…. sẽ giúp bạn dễ tiếp cận hơn với người nhận. Ví dụ như với tiêu đều email là “Thầy Quý gửi Lan bộ tài liệu 300 câu part 4 thường gặp”.
  • Dynamic Content: Là nội dung động, nếu như gặp người A thì nó có thể hiện thị nội dung A, khi gặp người B thì lại hiển thị nội dung B. Ví dụ như trong một email tư vấn lộ trình học, nhóm học viên mong muốn nhận mức điểm 500 TOEIC thì nội dung về lộ trình học sẽ khác với nhóm muốn đạt 750 TOEIC.
  • Tự động phân nhóm: Phân chia các khách hàng vào từng nhóm quản lý, thực hiện những chiến dịch email marketing với một content phù hợp cho các nhóm cụ thể. Ví dụ như nhóm nhận lộ trình học => nuôi dưỡng qua tài liệu học theo những mốc học cụ thể; Còn với nhóm học viên đang học => chăm sóc với những email có nội dung về recap buổi học, theo dõi và điểm danh,….
  • Workflow automation: Chính là bạn không cần phải mỗi ngày đều vào viết email, gửi tay hàng trăm contact hay theo dõi từng giờ, từng phút xem có học viên nào đã quá hạn đóng học phí để gửi email nhắc nhwor. Bằng chuỗi tự động thì bạn có thể cho nhóm học viên 3 tháng nhắc họ đóng học phí 3 ngày trước khi bước qua khóa mới.
  • Lưu trữ toàn bộ data: Tất cả data sau khi thu được từ những form Facebook lead ads,Opt-in,… sẽ được đổ trực tiếp vào Mautic, điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc quản lý data tại 1 chỗ, không cần phải lưu rải rác dẫn đến tình trạng bị mất hay trùng leads.

6.Kết

Trên đây chính là những giải pháp marketing ngành giáo dục hiện nay mà bạn nên nắm rõ để gia tăng lợi thế cạnh tranh của bản thân, tối ưu hóa được quy trình chuyển đổi. Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp bạn tìm ra được hướng đi tốt cho bản thân.

 

Tag:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *