Nội dung
- Tổng quan kiến thức căn bản nhất về Digital Marketing
- 1. Digital Marketing là gì?
- 2. Phân loại Digital Marketing
- 2.1. Digital Online Marketing
- 2.2. Digital Offline Marketing
- 3. Một số ưu điểm của Digital Marketing
- 3.1. Tiết kiệm chi phí
- 3.2. Tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu
- 3.3. Đo lường kết quả theo thời gian thực tế
- 3.4. Tương tác với các khách hàng dễ hơn
Tổng quan kiến thức căn bản nhất về Digital Marketing
Trong những năm gần đây Digital Marketing đang là lĩnh vực có xu hướng phát triển rộng rãi hơn. Cũng trong xu thế phát triển công nghệ hiện nay thì vai trò của Digital Marketing đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, khi bạn tìm kiếm những thông tin liên quan đến lĩnh vực này trên google thì sẽ rất dễ tìm thấy. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn “Tổng quan kiến thức căn bản nhất về Digital Marketing“, hãy cùng tìm hiểu.
1. Digital Marketing là gì?
Thật ra, có khá nhiều cách giải thích khác nhau về Digital Marketing, nhưng về cơ bản bạn có thể hiểu rằng: Digital Marketing là hình thức quảng bá các sản phẩm, dịch vụ hay hình ảnh thương hiệu qua một hay nhiều phương tiện truyền thông điện tử khác nhau.
Có khá nhiều người khi nghe đến Digital Marketing sẽ thường nghĩ đến những kênh trực tuyến như Facebook Advertising, Google Adwords hay Email Marketing. Cách nghĩ này mặc dù đúng nhưng lại chưa đủ vì “Phương tiện truyền thông” theo định nghĩa thì còn bao gồm các thiết bị kỹ thuật số như TV, điện thoại, billboard, radio…
Tóm lại, Digital Marketing sẽ bao gồm 2 kênh chính thức chính là: Digital Online Marketing và Digital Offline Marketing. Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về 2 kênh Digital Marketing này nhé!
2. Phân loại Digital Marketing
Giống như đã nói ở trên, Digital Marketing bao gồm 2 kênh chính là Online và Offline, cụ thể:
2.1. Digital Online Marketing
– SEM:
SEM (Search Engine Marketing) là tiếp thị bằng công cụ tìm kiếm thông qua website, có vai trò tiếp cận và thu hút các khách hàng trực tiếp khi họ có hành vi tìm kiếm trên internet (thông qua Google, Bing,…). Theo đó, trong SEM sẽ gồm có 2 kênh là SEO và PPC:
SEO là công cụ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để gia tăng thứ hạng của một website trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm như Google. Ở đây, SEO sẽ bao gồm những phương pháp tối ưu hóa các website thông qua thiết kế, nội dụng, xây dựng backlink liên kết với những trang khác, gia tăng độ uy tín cho trang web của mình.
PPC là một hình thức quảng cáo có trả phí trên Google, trong đó Google sẽ cho phép website của bạn xuất hiện tại vị trí nổi bật trên trang kết quả tìm kiếm khi có khách hàng thực hiện hành vi truy vấn. Mỗi lúc có lượt click vào thì sẽ tính phí cho phía quảng cáo. Đây được coi là hình thức quảng cáo mang lại hiệu quả cao nhưng lại tốn khá nhiều chi phí nếu duy trì trong thời gian dài.
– Content Marketing:
Content Marketing có vai trò chính là sử dụng nội dung để thu hút, tạo sự chú ý đến các khách hàng tiềm năng. Hiện nay, người dùng thường có xu hướng tìm hiểu các thông tin mang lại giá trị hay giải quyết vấn đề của họ.
Sau khi nắm bắt được nhu cầu này, content marketing đã ra đời để tạo ra những nội dung có liên quan đến những gì bạn bán, kết nối với vấn đề và nhu cầu để khách hàng nhận biết được thương hiệu của bạn. Khiến cho khách hàng cảm thấy thích thú với sản phẩm và trở nên tin tưởng để thực hiện giao dịch với doanh nghiệp bạn.
– Social Media Marketing:
Có thể hiểu đơn giản thì Social Media Marketing là tiếp thị thông qua các trang mạng xã hội như Youtube, Facebook, Instagram, Twitter, Pinterest, Google+,… Với mục đích phát triển hình ảnh thương hiệu, tạo ra sự tương tác giữa người dùng với doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình mua hàng qua những kênh mạng xã hội.
Hiện nay, Social Media Marketing đang dần trở nên phổ biến hơn do số lượng người dùng sử dụng những kênh mạng xã hội đang ngày càng gia tăng đột biến. Nếu chỉ tính riêng Facebook thì đã có trên 750 triệu thành viên sử dụng. Vì thế, đây được xem là mảnh đất màu mỡ để những doanh nghiệp nhảy vào khai thác cũng như vun trồng cây trái.
– Email Marketing:
Giống như tên gọi, Email Marketing chính là hình thức quảng bá các sản phẩm, dịch vụ thông qua email. Kênh này tiếp cận khách hàng trực tiếp bằng những thông tin có ích, các chương trình khuyến mãi hay quà tặng tri ân dành cho khách hàng.
Mục đích chính của Email Marketing chính là xây dựng một mối quan hệ thân thiết với các khách hàng, khiến cho họ tin dùng dịch vụ và sản phẩm của bạn. Qua đó, bạn có thể thực hiện những cuộc khảo sát để lấy ý kiến khách hàng nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
– Affiliate Marketing:
Affiliate Marketing là hình thức tiếp thị liên kết, nhà cung cấp sẽ thông qua kênh quảng bá của đối tác để kiếm tiền bằng website, blog, fanpage để giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ đến những khách hàng tiềm năng. Đồng thời, phía nhà cung cấp sẽ trả tiền hoa hồng cho phía đối tác nếu có khách mua hàng.
Đây được xem là một phương pháp kiếm tiền online khá phổ biến trên mạng hiện nay. Nó giúp gia tăng nguồn thu nhập thụ động và uy tín với đối tác kiếm tiền nếu họ giới thiệu đến người khác sản phẩm chất lượng.
2.2. Digital Offline Marketing
– Television Marketing:
Television Marketing hay còn có tên khác là quảng cáo truyền hình là một hình thức quảng cáo phổ biến từ quá khứ cho đến hiện tại và tương lai. Hình thức quảng cáo này vẫn còn phát triển do vẫn cs nhiều người xem truyền hình nhiều giờ trong ngày. Nhưng loại hình quảng cáo này lại khá tốn chi phí, nên chỉ các doanh nghiệp lớn mới có thể thực hiện, bù lại thì hiệu quả xây dựng thương hiệu lại tăng cao.
– Enhanced Offline Marketing:
Là một hình ảnh quảng cáo ngoại tuyến có sự hỗ trợ đắc lực từ thiết bị điện tử. Ví dụ khi bạn vào bệnh viện hay các siêu thị thì bạn sẽ dễ dàng nhìn tháy những màn hình điện tử với các quảng cáo giới thiệu sản phẩm. Điều này chắc chắn sẽ khiến bạn thấy thích thú và muốn giết thời gian hơn các tấm biển quảng cáo nhàm chán, thiếu sự sinh động.
– Marketing qua điện thoại:
Là một hình thức quảng bá khá phổ biến trong tình hình hiện nay. Nó cung cấp đến doanh nghiệp các thông tin của khách hàng gồm thời gian, vị trí, thông tin cá nhân, thói quen để tạo ra những ý tưởng, chiến dịch thúc đẩy hàng hóa và dịch vụ.
3. Một số ưu điểm của Digital Marketing
Khi nói đến tổng quan kiến thức căn bản nhất về Digital Marketing thì chắc chắn các bạn không thể bỏ qua được những ưu điểm mà Digital Marketing đem lại trong kinh doanh. Có khá nhiều ý kiến cho rằng, Digital Marketing xuất hiện đã làm lu mờ đi kênh marketing truyền thống. Tuy nhiên không phải vậy, Digital Marketing ra đời đã bổ sung được những mặt còn thiết sót của marketing truyền thống. Qua đó giúp các doanh nghiệp có thêm nhiều lựa chọn hơn khi triển khai các chiến dịch marketing. Sau đây chính là 4 ưu điểm giúp Digital Marketing tạo được lợi thế hơn so với marketing truyền thống.
3.1. Tiết kiệm chi phí
Những kênh marketing truyền thống đầy quen thuộc như sự kiện, hội chợ, quảng cáo trên truyền hình, báo chí,… được nhiều công ty áp dụng. Tuy nhiên, cách quảng bá này thường đi kèm với mức chi phí rất lớn mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện. Vì vậy, nếu bạn chỉ là một doanh nghiệp vừa và nhỏ thì Digital Marketing chắc chắn sẽ giúp bạn quảng bá thương hiệu và tiếp cận được với khách hàng bằng chi phí thấp hơn.
3.2. Tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu
Nếu sản phẩm của bạn là đồng hồ thời trang với đối tượng khách hàng nằm trong độ tuổi từ 18 – 22 tuổi. Các hình thức quảng cáo qua báo in, TV hay bảng billboard ngoài trời không thể nào đo lường được chính xác đối tượng khách hàng.
Nhưng với Digital Marketing thì lại khác, bạn có thể tiếp cận và đo lường được đối tượng khách hàng mình hướng đến chính xác hơn. Bằng các thông tin mà người dùng để lại trên internet như IP, thông tin cá nhân, cookies cung cấp cho FB, Google,…. những kênh quảng cáo trực tiếp sẽ giúp bạn tiếp cận chính xác đối tượng khách hàng.
3.3. Đo lường kết quả theo thời gian thực tế
Nếu bạn quảng cáo qua truyền hình, phát tờ rơi thì rất khó để đo lường được kết quả theo thời gian thực tế. Tuy nhiên với Digital Marketing thì bạn hoàn toàn có thể. Những công cụ như Facebook Ads, Google Analytics sẽ giúp bạn phân tích dữ liệu, đo lường được kết quả để xác định được hiệu suất chiến dịch marketing trong một thời gian nhất định.
3.4. Tương tác với các khách hàng dễ hơn
Người dùng đang có xu hướng lên mạng để tìm hiểu những thông tin về các sản phẩm, dịch vụ mình quan tâm nhiều hơn. Thông qua các kênh online marketing thì họ có thể bình luận, nhắn tin trực tiếp với nhà cung cấp trước khi có quyết định trải nghiệm, sử dụng một sản phẩm nào đó. Như vậy, nếu thông qua Digital Marketing thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể tương tác cùng khách hàng dễ dàng.
Trên đây là những thông tin tổng qua kiến thức căn bản nhất về Digital Marketing mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn đọc. Hy vọng thông qua những thông tin trên thì các bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về Digital Marketing.
Bài viết liên quan
Thái Dương Limousine
Chiến lược marketing cho quán cà phê
Cách index Google sau 1 phút với Google Publish Center
Cách làm Digital Marketing như thế nào ?
Target customer là gì và target audience là gì?
Công việc của Digital Marketing