Nội dung
Khác biệt giữa kênh marketing truyền thống và kênh marketing hiện đại
Marketing truyền thống
Với marketing truyền thống, các doanh nghiệp thường sản xuất sản phẩm rồi mới tìm thị trường. Vì thế, với phương pháp này họ chú trọng trong việc sản xuất và bán những sản phẩm đã có.
Ngoài ra thì phương pháp marketing truyền thống còn thiếu tính hệ thống. Nó chưa có những tiên đoán, dự định cho những tình huống có thể xảy ra trong tương lai.
Phương pháp này có nhược điểm là chưa xác định rõ thị trường mục tiêu và chiến lược thu hút khách hàng.
Marketing hiện đại
Phương pháp marketing hiện đại chú trọng khâu nghiên cứu thị trường trước khi tiến hành sản xuất.
Bên cạnh đó, tính hệ thống trong ngành marketing hiện đại được thể hiện qua việc:
- Nghiên cứu phân tích tất cả các khâu, các lĩnh vực
- Đưa ra cả những dự đoán về những sự kiện, tình huống hay rủi ro có thể diễn ra trong tương lai.
Marketing hiện đại khá tốt khi nó có thể giúp các doanh nghiệp thương mại liên kết với nhau. Đó cũng là lý do Affiliate Marketing(tiếp thị liên kết) ra đời. Và điều này không xuất hiện trong ngành marketing truyền thống.
- Sự giống nhau:
Mặc dù mỗi phương pháp đều có những đặc điểm riêng nhưng …. Chúng cũng tồn tại một số điểm chung và có một sự gắn bó chặt chẽ với nhau.
Marketing truyền thống chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của marketing hiện đại.
Trong khi đó, marketing hiện đại mang tính bao quát hơn marketing truyền thống. Vì nó không chỉ đưa ra các phương pháp để bán sản phẩm tốt hơn mà nó còn có khả năng phát hiện ra nhu cầu của khách hàng. Từ đó có những cải tiến về sản phẩm hay thiết kế ra các sản phẩm mới.
Marketing vs Xây dựng thương hiệu (branding)
Marketing tác động đến thương hiệu theo cách tích cực hoặc tiêu cực. Đồng thời, marketing có thể giúp tạo ra những trải nghiệm về thương hiệu một cách tích cực. Bằng cách tạo ra những cuộc trò chuyện thân mật, hữu ích, đồng cảm cùng khách hàng.
Tuy nhiên các marketers thậm chí sẽ làm ảnh hưởng thương hiệu khi họ làm gián đoạn các chương trình, trải nghiệm web của người dùng. Vì hiển thị quảng cáo với những người đàn ông hay các cô gái xinh đẹp một tay cầm sản phẩm.
Nhiều công ty cho rằng họ chỉ cần bỏ ra một triệu đô sau đó chạy quảng cáo liên tục, logo được dán khắp nơi,… thì họ sẽ thu được nhiều khách hàng.
Tuy nhiên điều đó là hoàn toàn sai lầm. Các marketers cần lên chiến lược hợp lí theo từng thời điểm để có được giá trị tốt nhất.
Marketing giúp xây dựng thương hiệu thông qua những trải nghiệm tuyệt vời.
Nếu chiến lược marketing tốt nó sẽ đóng góp rất lớn cho thương hiệu của một doanh nghiệp.
Các thương hiệu lớn làm marketing rất tốt khi đóng vai trò như giáo viên với khách hàng. Họ mang lại sản phẩm tuyệt vời cho khách hàng và còn đối xử tốt với nhân viên.
Các thương hiệu lớn cho ta thấy rằng họ là ai trong những trải nghiệm mà họ cung cấp. Mặc dù đôi lúc quảng cáo khiến gián đoạn trải nghiệm người dùng. Nhưng nếu đủ tốt nó vẫn sẽ mang lại kết quả tuyệt vời.
Marketing vs. Quảng cáo (Advertising)
Như tôi đã nói ở trên. Nếu quảng cáo thật sự tuyệt vời thì dù nó có làm gián đoạn trải nghiệm người dùng thì nó vẫn có khả năng mang lại kết quả tốt.
Tôi đánh giá cao những quảng cáo kể về một câu chuyện hay, lan tỏa cảm xúc và hài hước. Có những quảng cáo khá vui làm tôi cười nhiều nhưng tôi lại không nhớ tên thương hiệu đằng sau đó.
Thật thú vị khi những thương hiệu lớn như Starbucks, Apple làm rất ít quảng cáo. Quảng cáo tốt nhất của Apple là vào năm 1984 khi đưa ra một câu chuyện khá hấp dẫn. Tuy nhiên nhờ vào lợi thế về mặt sản phẩm mà những ông lớn này có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Khi một website phát quảng cáo tự động, phần nào đó tôi cảm thấy bực vì những quảng cáo này. Và thậm chí tôi còn ghét cả thương hiệu đã bỏ tiền để chạy những quảng cáo ấy.
Và cái mà họ thu về đó chính là sự thất vọng của người dùng mà thôi!
Marketing vs. Bán hàng (Sales)
Sales và marketing được liên kết chặt chẽ với nhau nhưng chúng lại diễn ra các hoạt động rất khác biệt trong một doanh nghiệp.
Đội ngũ sales không đưa ra ý kiến gì về sản phẩm hay thắc mắc ai là người sẽ mua nó. Việc của đội ngũ này là tiếp cận và thuyết phục khách hàng. Nhân viên sales phải xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng và kết hợp với marketing.
Nhóm marketers thu hút khách hàng tiềm năng bằng việc đưa thông tin giá trị về thương hiệu cũng như sản phẩm. Đồng thời họ sẽ thu thập những phản hồi từ phía khách hàng về sản phẩm. Để từ đó đưa ra quyết định sản phẩm nào sẽ được sản xuất trong tương lai. Hoặc cách cải tiến sản phẩm hiện có giúp đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn.
Bạn sẽ thất bại nếu không mang lại nhận thức về thương hiệu và sản phẩm cho khách hàng. Đây là những gì mà marketing có thể mang lại.
Để có được chiến lược thành công thì đội ngũ sales và marketing cần phối hợp chặt chẽ với nhau. Điều này đảm bảo rằng những khách hàng tiềm năng nhất sẽ được chuyển đến nhóm bán hàng.
Kết Luận:
- Bộ phận marketing nào cũng phải lập ra dự định mỗi ngày cho riêng mình. Bởi làm marketing không đơn giản chút nào. Nhưng đừng quá lo lắng! Tôi cam đoan là chỉ cần làm những thói quen kể trên, bạn sẽ sớm chuyên nghiệp thôi! Chúc bạn thành công. Cám ơn!
Nguồn: GTVSEO
Bài viết liên quan
Kế Hoạch Triển Khai Seeding 2024
Chiến lược marketing của taxi Xanh SM – Tập đoàn Vingroup
Lý do nên thuê dịch vụ Marketing
Các công cụ Marketing cơ bản nhất
Trường hợp test cơ bản của kiểm thử Mobile
Giải pháp marketing cho ngành du lịch