Xu hướng Marketing 2020

225 Lượt xem

Xu hướng Marketing 2020

Marketing doanh nghiệp đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu đối với mỗi đơn vị kinh doanh. Tuy nhiên, trong thời đại số 4.0 hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và thông tin, marketing doanh nghiệp thay đổi như thế nào? Điều quan trọng cần làm ngay lúc này chính là cập nhập những xu hướng có khả năng “thiết lập quỹ đạo ngành”. Hãy cùng Newday Media tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

1. Trải nghiệm khách hàng là cốt lõi

Năm 2020 tiếp tục là một năm của khách hàng, vì khách hàng và quyết định nằm trong tay khách hàng. Nhờ sự phát triển của các phương tiện truyền thông và công cụ tìm kiếm, khách có thể tự mình tìm hiểu, xem xét giá cả và rất nhiều các thông tin liên quan đến sản phẩm mình định mua.

Khách hàng không chờ đợi bạn để cho họ biết sản phẩm thay vào đó họ sẽ đưa ra nhận định của riêng mình. Điều này khiến xu hướng marketing ngày càng hướng về phía khách hàng, mang tới nhiều trải nhiệm mới mẻ. Không còn đơn thuần là thuyết phục, cháo mời về sản phẩm, thay vào đó là trải nghiệm của người dùng.

2. Social Media – Những con số biết nói

Có tới 3.196 tỷ người dùng phương tiện truyền thông xã hội toàn cầu. Sự phát triển liên tục của Facebook, Instagram, Twitter cũng như các nền tảng mới như Tik Tok biến bản thân social media trở thành sân chơi cho các nhà marketing phát triển các chiến lược và chiến thuật. Trong năm 2020, social media sẽ tiếp tục phát triển trong nhiều lĩnh vực nhưng có 4 tiêu điểm lớn cần xem xét :

Bổ sung thêm nhiều quy định và thay đổi.

· Mối quan tâm về sức khỏe xã hội đặc biệt là xung quanh Gen Z và Millenials.

· Thương mại xã hội (Social commerce).

· Các nền tảng xã hội như Instagram và Snapchat hứa hẹn là những nền tảng marketing chủ yếu cho Millenials và Gen Z.

 

3. AR và VR – Không chỉ có một thực tế

 

Với sự ra đời và phát triển của công nghệ AR, VR người dùng sẽ có 2 thực tế cho riêng mình. Người dùng ngày nay muốn hai thứ cơ bản – được tham gia và trở thành người tích cực trong truyền tải thương hiệu. Thực tế ảo và tăng cường (AR và VR) có thể đáp ứng cả hai nhu cầu này, mang đến cho các thương hiệu cơ hội to lớn trong lĩnh vực trải nghiệm của khách hàng.

Tiếp thị VR và AR vẫn đang nổi lên, do đó, đây là thời điểm tuyệt vời để khám phá các tùy chọn của bạn và đi trước đường cong.

 

4. Email marketing và những con số bất ngờ

 

Nhiều người lầm tưởng email marketing là một hình thức không hiệu quả vì hình thức này tiếp cận với khách hàng bằng những văn bản khô khan. Nhưng đây lại là một hình thức mang đến những hiệu quả bất ngờ. Dưới đây là những con số biết nói thể hiện điều đó:

 

· 73% người dùng có độ tuổi từ 20-30 sử dụng email là phương thức để giao tiếp trong công việc. Điều này nói lên vấn đề gì ? Email chính là hình thức phổ biến để liên lạc trong và ngoài doanh nghiệp.

· 44% người dùng kiểm tra email vào mỗi buổi sáng.

· Theo Radicate, 2020 sẽ có hơn 3 tỷ người sử dụng email trên toàn thế giới – một nửa dân số thế giới dùng email.

· 85% người nhận email đang tìm kiếm chương trình giảm giá và khoảng 45% đăng ký thông tin và chi tiết về các sản phẩm dịch vụ mới.

Đây chính là chìa khóa đưa ra quyết định của khách hàng.

 

5. MarTech xu hướng thiết yếu của doanh nghiệp

 

Trước đây MarTech (sự kết hợp của Marketing và Technology) chỉ ứng dụng chủ yếu trong khâu tìm kiếm/tiếp cận khách hàng hoặc tạo ra nhu cầu. Giờ đây, MarTech có thể can thiệp vào mọi khâu, từ lúc tiếp cận đến khi khách hàng tạo ra chuyển đổi.

 

Không còn chỉ là những mảnh ghép rời rác, ứng dụng trong từng khâu, tùy hứng. MarTech hiện tại phải gắn liền với keyword “Process-Quy Trình”. Mỗi doanh nghiệp cần có 1 quy trình để ứng dụng công nghệ một cách nhất quán. Tránh việc các công nghệ không phù hợp với nhau, dẫn đến thất thoát dữ liệu.

MarTech không chỉ là công cụ, nó còn là một chuyên gia tiếp thị. Vấn đề ở chỗ MarTech chỉ giúp làm tốt hơn, tận dụng tối đa các nỗ lực của bạn, không có chuyện có MarTech thì không cần làm gì vẫn bán được hàng.

Vì vậy, nên sử dụng MarTech một cách thận trọng và cẩn thận. Khi công nghệ tiến bộ, các công cụ mới dự đoán sẽ được phát triển để hỗ trợ các nỗ lực tiếp thị. Các nhà quản trị, nhà tiếp thị sẽ được cung cấp thêm nhiều sức mạnh hơn nhưng cũng sẽ đi kèm với các thách thức riêng.

 

6. Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

 

Trong các cuộc khảo sát, có đến 90% khách hàng thích trải nghiệm được cá nhân hoá, còn theo Harvard Business Review, khi dùng đúng nội dung được cá nhân hoá, doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả Marketing lên 15% và tiết kiệm được 30% ngân sách.

 

Sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram… ) khiến cho phương tiện truyền thống như TVC, báo chí, biển quảng cáo ngoài trời … ngày càng mất đi hiệu quả. Ngoài ra, khách hàng cũng phân mảnh thành nhiều phân khúc khác nhau. Điều này khiến cho các marketer phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc đưa ra các chiến lược tiếp thị hiệu quả. Người tiêu dùng ngày nay tràn ngập các thông tin tiếp thị đến từ nhiều kênh khác nhau. Họ chủ động lựa chọn thông tin muốn tiếp cận và loại bỏ những thông tin không cần thiết, mang tính chất làm phiền.

 

Chiến dịch “ Share A Coke ” được Coca-Cola thực hiện tại Australia năm 2011 và sau đó là tại Mỹ vào năm 2014 là một ví dụ về sự thành công trong việc áp dụng marketing cá nhân hóa. Coca – Cola đã không bỏ quên những khách hàng trẻ khi tiến hành in một số tên phổ biến trên vỏ lon và chai nước của họ. Đồng thời, hãng cũng tổ chức một cuộc thi chụp ảnh với tên gọi “ Tự sướng với vỏ lon có tên của mình ”, “ Bản đồ tên gọi sẽ được in trên vỏ chai Coca – Cola ”. Chính chiến lược này đã nâng tầm marketing của hãng và biến nó trở thành một hiện tượng khiến khách hàng bất ngờ và hứng thú. Thực tế đã chứng minh, tất cả những ý tưởng trong chiến dịch này của Coca – Cola đều mang đậm dấu ấn cá nhân và thành công trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam.

 

Cá nhân hóa không chỉ dừng lại ở việc tự động gọi tên khách hàng khi gửi email, tin nhắn … Với những cải tiến trong công nghệ như AI kết hợp với việc thu thập dữ liệu khách hàng và hiểu biết sâu sắc từ phương tiện truyền thông xã hội cũng như từ các nguồn khác nhau giúp chúng ta có thể cá nhân hóa mọi thứ từ nội dung thiết kế đến sản phẩm và nhiều hơn thế nữa.

 

7. Chuyển đổi chiến lược tiếp thị

 

Khi bạn đang đọc về các xu hướng tiếp thị sắp tới trong năm 2020 tại bài viết này, thật dễ dàng để nghĩ rằng có thể đạt được những thành công trong tiếp thị nhờ vào việc thực hiện danh sách các cách làm thực tiễn tốt và áp dụng các công nghệ mới nhất. Tuy nhiên, việc kinh doanh ngày càng phức tạp đặc biệt sau đại dịch Covid-19. Để có thể thành công, bạn cần phải nghĩ xa hơn những gì mình đang làm và liên kết mọi thứ lại thật chặt chẽ. Mục tiêu tiếp thị nhất định phải phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp.

 

“Chuyển đổi chiến lược tiếp thị” là thuật ngữ được sử dụng để mô tả việc thay đổi các quy trình cơ bản của doanh nghiệp bằng những chiến lược kinh doanh mới. Trải qua một sự chuyển đổi tiếp thị có thể giúp các công ty cải thiện trải nghiệm, dịch vụ khách hàng, nâng cao uy tín, nhận diện thương hiệu cuối cùng là tăng doanh thu và lợi nhuận.

Các doanh nghiệp đạt được những thành quả thông qua việc kết hợp thu thập dữ liệu, sử dụng công nghệ hiện đại, xây dựng mối quan hệ khách hàng, gắn kết với khách hàng trực tuyến, xuất bản nội dung chất lượng và cải thiện trải nghiệm trực tuyến. Tất cả những điều này là một phần của chiến lược cơ bản có ảnh hưởng đến mọi bộ phận và nhân viên trong công ty, không chỉ các nhà tiếp thị.

 

Kế hoạch tiếp thị chiến lược của bạn phải xác định mục tiêu và chiến thuật tiếp thị nào sẽ được sử dụng để tiếp cận khách hàng bao gồm tiếp thị nội dung, SEO, email, phương tiện truyền thông xã hội, quảng cáo và tiếp thị ngoại tuyến. Cuối cùng là đưa đến một kế hoạch cho mọi bộ phận của tổ chức sẽ tham gia vào chiến lược tiếp thị mới này như thế nào.

 

Nói một cách đơn giản, chiến lược tiếp thị không còn chỉ là trách nhiệm của nhà tiếp thị hay các nhà lãnh đạo. Chuyển đổi chiến lược tiếp thị kịp thời để đảm bảo rằng uy tín của doanh nghiệp, mối quan hệ khách hàng và toàn bộ trải nghiệm của khách hàng luôn được chú trọng trong mọi hoạt động kinh doanh.

 

8. Đoạn trích nổi bật trên GOOGLE và Tìm kiếm bằng giọng nói

 

Với sự phát triển của tìm kiếm trên di động và giọng nói, mọi người đang thay đổi cách họ sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google. Trở thành số một trong các kết quả đầu tiên của công cụ tìm kiếm không còn là mục tiêu chính mà doanh nghiệp nên hướng tới. Hành vi tìm kiếm đang dần thay đổi và thực tế là bạn sẽ tìm kiếm thông tin xuất hiện nhanh nhất. Với những đoạn trích nổi bật đi kèm một số thông tin giúp bạn không cần phải nhấn vào trang web để nhận thông tin bạn đang tìm kiếm nữa vì nó đã hiện ở ngay trang kết quả tìm kiếm của Google.

Thông tin có thể xuất hiện ở nhiều nơi, nhưng vị trí được tìm kiếm nhiều nhất nằm ở đầu trang, trước danh sách các trang không phải trả phí. Vị trí này được gọi là “ vị trí của những người xếp thứ 0”. Vì nó thường là thông tin duy nhất mà người tìm kiếm sẽ xem và là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp luôn hướng đến. Các thương hiệu vẫn đang cố gắng tìm ra cách để đạt được vị trí số 0 và nếu bạn có thể đẩy bài viết của doanh nghiệp lên vị trí này, bạn sẽ có lợi thế rất lớn so với các đối thủ cạnh tranh.

Tìm kiếm bằng giọng nói đang phổ biến hơn bao giờ hết, người dùng đang có xu hướng tìm kiếm bằng cách này bằng smartphone, các thiết bị di động. dự đoán trong 2020 thì 50% tìm kiếm sẽ bằng giọng nói.

9. AI / Tự động hóa

Năm 2020 sẽ là năm trỗi dậy của AI?

Chúng ta đã thấy những tiến bộ to lớn của AI trong vài năm qua cũng như sự gia tăng lớn về số lượng doanh nghiệp sử dụng công nghệ và tự động hóa để hỗ trợ các nỗ lực tiếp thị của họ. AI là một trong những công nghệ chính đằng sau tìm kiếm bằng giọng nói và trợ lý thông minh. Nó cũng làm cho các chatbot trở nên phổ biến và xuất hiện trên rất nhiều trang web. Công nghệ AI và tự động hóa đang giúp loại bỏ một số công việc khó khăn trong tiếp thị để các thương hiệu có thể tập trung vào chiến lược và tạo ra trải nghiệm khách hàng tuyệt vời.

Hãy nhớ rằng, con người luôn là yếu tố quan trọng nhất trong việc tiếp thị cũng như chăm sóc khách hàng. Vì vậy, bạn chỉ nên coi việc sử dụng công nghệ như một phần giúp việc tiếp thị trở nên hiệu quả chứ không phải là một phương án thay thế hoàn toàn công việc của con người. Nhiều dữ liệu được hỗ trợ và phân tích bởi AI cũng đang giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về chân dung về khách hàng đồng thời cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng trên từng điểm chạm.

10. Video trực tuyến

Video trực tiếp vô cùng phổ biến với người tiêu dùng và dự kiến sẽ có giá trị hơn 70 tỷ $ vào năm 2021. Theo thống kê trung bình mọi người dành nhiều thời gian để xem video trực tiếp, gấp 3 lần thời gian xem so với video được ghi hình trước. Đây cũng được cho là cách phổ biến nhất để người tiêu dùng tìm hiểu về các sản phẩm mới. Vậy nguyên nhân tại sao video trực tiếp lại được yêu thích đến vậy ? Video trực tuyến – Video content tiếp tục là xu hướng bùng nổ trong marketing năm 2020 khi đại dịch Covid-19 diễn ra.

Trên thực tế, khi yếu tố trực tiếp được thêm vào video khiến cho video hấp dẫn hơn vì người xem cảm thấy họ là một phần trong đó và có thể tương tác, tác động đến nội dung thay vì chỉ ngồi xem một cách thụ động. Video trực tiếp là phương thức hiệu quả để thu hút sự chú ý của khách hàng đặc biệt trên các trang mạng xã hội như Facebook hoặc Instagram. Những loại video này rất hấp dẫn người xem bởi độ tin cậy cao, sự tương tác liên tục và đặc biệt đánh trúng vào tâm lý “sợ bỏ lỡ ”. Khi bạn không chắc chắn liệu video trực tiếp đó có chứa những thông tin mà bạn đang quan tâm không, hoặc những cơ hội hấp dẫn chỉ xuất hiện trong thời gian phát sóng trực tiếp, điều đó có nghĩa bạn phải là một trong những người xem đầu tiên nếu như không muốn bỏ lỡ những thông tin mà mình quan tâm.

11. Tập trung vào thế hệ Z

“Thế hệ Z” là thuật ngữ chỉ những bạn trẻ sinh ra trong khoảng năm 1995-2000, đây là thế hệ sẽ mang lại nhiều sự thay đổi công nghệ trực tuyến. Tập trung vào thế hệ Z sẽ là xu thế đón đầu vì thế hệ này chính là người tiêu dùng chính trong thập niên tới. Xu hướng marketing 2020 dự đoán sẽ tập trung rất lớn vào thế hệ z.

Bây giờ là lúc để bắt đầu lên kế hoạch cho chiến lược tiếp thị. Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ bắt đầu với một kế hoạch rõ ràng về mục tiêu và cách để đạt được những mục tiêu đó. 11 xu hướng tiếp thị mà Newday Media mang đến, bạn đã sẵn sàng để xây dựng một chiến lược tiếp thị hoàn hảo hậu Covid-19 chưa? Newday Media đã sẵn sàng đồng hành với những gói tư vấn, hỗ trợ về chiến lược, phân tích các kênh Social media cho quý doanh nghiệp. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn những gói giải pháp Marketing cho doanh nghiệp ngay bây giờ nhé !

 nguồn newdaymedia.com.vn

Tag:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *